Xxmn

Từ thất nghiệp đến thu nhập ổn địnhĐến thăm HTX Khai Thái (xã Khai Thái, H.Phú Xuyên, Hà Nội) vào mộ reup là gì

【reup là gì】Tuổi thất thập vẫn kiếm tiền triệu nhờ cây chuối

Từ thất nghiệp đến thu nhập ổn định

Đến thăm HTX Khai Thái (xã Khai Thái,ổithấtthậpvẫnkiếmtiềntriệunhờcâychuốreup là gì H.Phú Xuyên, Hà Nội) vào một buổi chiều oi ả cách đây vài ngày, điều chúng tôi cảm nhận rõ nhất là sự hăm hở, vui vẻ trên gương mặt của các công nhân "đặc biệt". Các công việc như sơ chế bẹ chuối, tước sợi, phơi sợi chuối hay may sợi tơ chuối đã xử lý xong thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hoàn chỉnh… đều được các công nhân hoàn thành thoăn thoắt.

Tuổi thất thập vẫn kiếm tiền triệu nhờ cây chuối - Ảnh 1.

Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được khéo léo tạo thành từ các sợi chuối khô

ĐAN THANH

Nói công nhân "đặc biệt" là bởi trong khoảng 40 công nhân gắn bó suốt 4 năm qua với HTX (kể từ khi HTX thành lập), người có độ tuổi thấp nhất cũng khoảng 40, còn nhiều nhất có thể lên tới hơn 70 tuổi, độ tuổi được xem là "thất thập cổ lai hy".

Chia sẻ với Thanh Niên, ông Đào Văn Hùng (trú xã Khai Thái), Giám đốc HTX Khai Thái, cho biết HTX hoạt động theo hình thức khoán sản phẩm, xuất sợi chuối giao cho bà con đem về làm, làm xong bà con giao hàng lại.

"Trước kia chưa có HTX, nhiều người dân xung quanh chủ yếu làm ruộng, thậm chí không có công ăn, việc làm. HTX đi vào hoạt động giúp cải thiện sinh kế rất nhiều. Làm khoán sản phẩm thì trung bình mỗi người có thu nhập khoảng 4 - 4,5 triệu đồng/tháng", ông Hùng nói.

Gắn bó với HTX từ năm 2022 với công việc sơ chế bẹ chuối, tuy không thể làm thường xuyên mà chỉ tranh thủ lúc nông nhàn nhưng thu nhập tăng thêm từ công việc này cũng đủ khiến bà Phạm Thị Thoa (trú xã Khai Thái) cảm thấy phấn khởi. "Mỗi tháng tôi chỉ có thể tranh thủ làm được 10 công, với mức thu nhập khoảng 150.000 đồng/công. Vừa có thể quán xuyến việc đồng áng, gia đình lại có đồng ra, đồng vào nên bà con rất mừng", bà Thoa chia sẻ.

Khai Thái chỉ là một trong khoảng hơn 10 HTX có chung mô hình hoạt động tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Ở mỗi làng quê đều chứng kiến từng chút, từng chút "thay da đổi thịt" nhờ gắn bó với loại cây trồng mộc mạc là chuối.

Anh Bùi Khánh Dũng, Giám đốc Công ty Musa Pacta (đơn vị sở hữu bằng độc quyền giải pháp hữu ích sản xuất sợi từ thân cây chuối, đồng hành hỗ trợ nhiều HTX trên cả nước cải thiện sinh kế từ cây chuối), chia sẻ dù là doanh nghiệp khá non trẻ, thành lập tháng 9.2019, lại đối mặt 2 năm dịch bệnh Covid-19, song đến nay Musa Pacta đã có hơn 10 xưởng sản xuất.

Công ty đang đồng hành cùng khoảng hơn 10 HTX tại các địa phương như Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ… cải thiện sinh kế cho người dân từ cây chuối. Các HTX thường gắn với vùng nguyên liệu tự nhiên. Khi các HTX có nhu cầu sản xuất sợi chuối, công ty sẽ cung cấp thiết bị, công nghệ và bao tiêu đầu ra sản phẩm.

"Hiện nay, mỗi HTX tạo việc làm khá đều đặn cho khoảng 30 - 60 lao động, độ tuổi chủ yếu từ 50 - 60 tuổi. Nghề sản xuất sợi chuối thô là nghề thâm dụng lao động nhưng ở làng quê lại có thể tận dụng lao động dôi dư, khá phù hợp", anh Dũng nói.

Về thu nhập, vị doanh nhân này chia sẻ thu nhập của lao động dôi dư, làm theo kiểu tranh thủ khoảng 3 triệu đồng/tháng; còn thành viên gắn bó cơ hữu, mỗi HTX có khoảng hơn 10 người, mức thu nhập đạt khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng.

Sản xuất công nghiệp song hành cùng duy trì sinh kế

Chủ yếu làm thuê gia công theo đơn đặt hàng cho các công ty thương mại, dòng sản phẩm chính mà Công ty Musa Pacta đang xuất khẩu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ sợi chuối.

Hiện, sản phẩm của công ty được xuất khẩu tới nhiều thị trường, bao gồm các nước G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada, Ý) và một số thị trường khác như châu Âu, Dubai… "Hiện nay, mỗi xưởng sản xuất cung cấp khoảng 1 - 2 tấn sợi chuối/tháng, chủ yếu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu", anh Dũng nói.

Tuổi thất thập vẫn kiếm tiền triệu nhờ cây chuối - Ảnh 2.

Ông Đào Văn Hùng, Giám đốc HTX Khai Thái, phơi sợi chuối ngay sau khi sơ chế

ĐAN THANH

Bên cạnh đó, công ty cũng làm các sản phẩm tiêu dùng; sản phẩm do công ty tự thiết kế như đèn trang trí, chủ yếu cung cấp cho các khu nghỉ dưỡng, homestay (còn gọi chung là dạng sản phẩm dự án).

Theo anh Dũng, cây chuối không bỏ gì, từ củ, thân, lá, quả, hoa đều trở thành nguyên liệu sản xuất tốt. Với hoạt động của HTX, doanh nghiệp tối ưu hóa được thân chuối để sản xuất sợi chuối. Các sản phẩm phụ phẩm sợi chuối như bã, nước thì đã làm thành phân bón hữu cơ vi sinh, được thị trường đánh giá tốt vì có nhiều vi lượng, hỗ trợ cây trồng tốt.

Quả chuối được sản xuất theo hướng công nghiệp, sản xuất tinh bột, giúp giảm áp lực được mùa, mất giá của quả chuối tươi. Bột chuối là bột thực phẩm tốt, chống tiểu đường, mỡ máu và ít calo, rất phù hợp với con người hiện đại. Sản phẩm mới đây là miến từ củ chuối cũng là sản phẩm hữu ích cho người tiểu đường, mỡ máu. "Với các sản phẩm như vậy, chúng tôi hy vọng đây sẽ là hướng đầu ra mới cho các sản phẩm từ chuối", anh Dũng nói.

Trong các tính toán dài hơi hơn, Công ty Musa Pacta dự định tập trung mở rộng đầu tư, sản xuất các dòng sản phẩm công nghiệp như vải từ sợi chuối, tinh bột chuối… Đương nhiên, các hoạt động sản xuất khác để đảm bảo sinh kế cho người dân tại các HTX vẫn được duy trì song hành.

"Doanh nghiệp chưa phải mở bất cứ thị trường, tự tìm kiếm bất kỳ hợp đồng nào mà bạn hàng tự tìm đến. Bản thân sản xuất từ cây chuối đã là tận dụng rác thải nông nghiệp để làm hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân, đặc biệt là những người già, không có nhiều sức lao động", anh Dũng thông tin thêm.

Theo ông Đào Văn Hùng, các thành viên HTX Khai Thái đang khá hài lòng với công ăn, việc làm hiện tại; cứ hết tháng, HTX lại thanh toán trả tiền công đều đặn. "Nếu thời gian tới đầu ra tăng lên, đa dạng hóa mặt hàng, cần thêm lao động thì hoàn toàn có thể lấy thêm người, bởi hiện nay cũng có nhiều người muốn xin làm cùng với HTX", ông Hùng nhấn mạnh.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap