Xxmn

Bố tôi sinh ra trong gia đình có 12 anh chị em tại một ngôi làng nhỏ ở phía bắc Bồ Đào Nha. Ông nội dafabet

【dafabet】Lý lẽ của bảo hiểm

Bố tôi sinh ra trong gia đình có 12 anh chị em tại một ngôi làng nhỏ ở phía bắc Bồ Đào Nha. Ông nội tôi gần như cả cuộc đời là một lao động phi chính thức,ýlẽcủabảohiểdafabet còn bà tôi thì cả đời ở nhà làm nội trợ.

Khi họ lớn tuổi và cần sự hỗ trợ, chăm sóc, họ lại chưa được tiếp cận với bảo hiểm xã hội. Nhưng may mắn thay, họ được 12 đứa con hỗ trợ và chu cấp.

Tuy vậy, giống như Việt Nam, Bồ Đào Nha là nước hiện ghi nhận tình trạng dân số già hóa.

Đến thời của tôi, bố mẹ tôi chỉ có tôi và anh trai tôi. Nếu cả bố mẹ tôi đều không tham gia bảo hiểm xã hội (thực tế mỗi người đã tham gia hơn 40 năm), thay vì có 12 người con chu cấp như ông bà tôi trước đó, họ sẽ chỉ có hai anh em tôi hỗ trợ.

Đó là lý do khi xã hội và thị trường lao động thay đổi nhanh hơn bao giờ hết - thông qua nhân khẩu học, công nghệ, biến đổi khí hậu - các chính sách cũng cần thay đổi.

Đó là lý do dù ở Bồ Đào Nha hay Việt Nam, sự cam kết tiếp tục sửa đổi luật pháp và chính sách (hay đúng hơn là hoàn thiện luật pháp và chính sách) của các nhà hoạch định chính sách cần nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ của tất cả mọi người.

Thông thường một thảo luận có tính xây dựng cho tương lai phải được khởi nguồn từ quá khứ, và thường bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi.

Vậy hãy cùng đặt câu hỏi: "Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội hướng tới đối tượng nào?"

Về cơ bản, bảo hiểm xã hội là hệ thống được thiết kế với mục tiêu mang lại cho người dân sự hỗ trợ và bảo vệ trước những biến cố nhất định trong cuộc đời, bao gồm tuổi già, ốm đau hay thất nghiệp.

Nhưng sự hỗ trợ đó đến từ nguồn nào? Từ khoản đóng góp của người lao động hay của người sử dụng lao động?

Đều không phải.

Sự hỗ trợ đó được lấy từ cả hệ thống nói chung. Từ tất cả những người tham gia đóng bảo hiểm. Đó chính là khía cạnh "xã hội" trong tên gọi của hệ thống này.

Bảo hiểm xã hội là hệ thống được thiết kế để giúp chúng ta chăm sóc lẫn nhau. Bất kể chúng ta làm việc tại văn phòng ở Hà Nội, ở trang trại cà phê ở Đắk Lắk hay khu công nghiệp ở Cần Thơ. Tất cả cùng nhau đóng góp để đảm bảo rằng bất kỳ người nào phải đối mặt với rủi ro trong cuộc sống đều sẽ được bảo vệ.

Về cốt lõi, bảo hiểm xã hội là một hệ thống chia sẻ. Đây là một hệ thống vô cùng phù hợp với các khái niệm về thịnh vượng chung, và với nền tảng xây dựng nên các giá trị của xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng giống như con người, các hệ thống đều phải liên tục phát triển và cải tiến.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới được đề xuất vừa qua thể hiện quá trình phát triển và tăng trưởng của Việt Nam ở vị thế là một quốc gia và một xã hội đang hướng đến mục tiêu bảo vệ tốt hơn cho nhiều người lao động hơn.

Dự thảo luật mới sẽ bổ sung thêm nhiều nhóm đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và cũng có thêm nhiều lao động được hưởng lương hưu hơn. Vấn đề hưu trí này trở nên đặc biệt quan trọng khi dân số Việt Nam đang già hóa.

Dự thảo cũng đề xuất những phương án hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần, quy định này quan trọng vì nhiều lý do hơn những gì người ta có thể giả định ban đầu.

Việc rút bảo hiểm xã hội một lần không chỉ ảnh hưởng đến an ninh thu nhập của người lao động khi về già mà còn khiến họ không được bảo vệ trước những rủi ro khác. Điều gì sẽ xảy ra khi một người lao động bị ốm sau khi rút bảo hiểm xã hội một lần? Hay điều gì sẽ xảy ra khi họ bị mất việc làm? Khi người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, họ đang sử dụng khoản bảo hiểm xã hội như một loại tiền gửi ngân hàng cá nhân của mình. Điều này vô hình trung sẽ làm giảm đi bản chất chia sẻ cốt lõi của hệ thống an sinh xã hội.

Thêm vào đó, chúng ta cũng phải hiểu rằng người lao động có các quyền với tư cách cá nhân và có cả quyền tập thể. Và việc cho phép rút bảo hiểm xã hội một lần không giới hạn từ quỹ bảo hiểm xã hội, dù là tôn trọng quyền cá nhân của người lao động, có thể lại làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền của họ ở góc độ tập thể vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững tài chính của toàn bộ hệ thống.

Tất cả những tính toán này không nên bỏ qua thực tế là hầu hết người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần đều xuất phát từ nhu cầu cấp thiết. Vì họ cần nhiều nguồn tài chính hơn để đối phó với tình trạng mất việc làm hoặc để họ lập gia đình... Điều này cũng có mối liên hệ nhiều đến các giới tính, và nhóm tuổi khác nhau. Theo dữ liệu của BHXH Việt Nam, 69% người lao động nữ rút BHXH một lần trong năm 2019 ở tuổi dưới 35.

Do đó, điều quan trọng là cải cách chính sách, cả cho hiện tại và tương lai, cần tiếp tục xác định cách thức bảo vệ tốt hơn cho người lao động trong những hoàn cảnh nêu trên, bao gồm:

- Đưa chế độ trẻ em/gia đình vào hệ thống bảo hiểm xã hội.

- Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em.

- Tăng cường các yếu tố hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp (đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm...).

- Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người lao động muốn khởi nghiệp.

Cùng các biện pháp trên, việc giải quyết thành công vấn đề rút BHXH một lần cũng đòi hỏi phải tăng cường phối hợp giữa các lĩnh vực chính sách, từ bảo hiểm xã hội đến tạo công ăn việc làm, phát triển kỹ năng, chăm sóc trẻ em, tiếp cận tín dụng hoặc trợ giúp xã hội.

Việc tăng cường bảo hiểm xã hội không chỉ dừng ở quá trình liên tục sửa đổi luật, mà những cải cách chính sách trong tương lai phải tiếp tục nỗ lực bổ sung thêm các nhóm đối tượng lao động tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời cải thiện các phúc lợi hiện có và đưa ra những chế độ trợ cấp mới (như chế độ trợ cấp trẻ em hoặc gia đình).

Nhưng không ai có thể phủ nhận dự thảo Luật bảo hiểm xã hội lần này sẽ đưa Việt Nam đến: một bước tiến xa hơn nữa, một bước tiến dài hướng đến mục tiêu dài hạn của Việt Nam là cung cấp an sinh xã hội cho mọi người.

Đó là điều toàn xã hội phải cùng nhau nắm bắt.

André Gama

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap